PHÚC ÂM NGÀY THỨ SÁU TỐT LÀNH

Phúc Âm Ngày Thứ Sáu Tốt Lành (Lu-ca 23:32-43) – cũng xem thêm Ma-thi-ơ 27:33-44, Mác 15:22-32.

Tường thuật của Lu-ca về sự đóng đinh trên thập tự giá cung cấp một mô tả ngắn gọn nhưng sống động về sứ điệp phúc âm. Chỉ trong vài câu, tinh hoa của sứ điệp Cơ đốc giáo được trình bày thật rõ ràng và đầy sức thuyết phục.

Cộng Đồng Dân Chúng

Lu-ca thể hiện cho chúng ta thấy một cộng đồng dân chúng đa dạng đang có mặt tại buổi đóng đinh. “Những quân lính”, “các nhà cầm quyền,” “dân chúng” và hai “phạm nhân” đã hợp thành một cơ cấu đa dạng quần chúng đang hiện diện ở đó.

Năm Phản Ứng

Để hiểu sứ điệp phúc âm, chúng ta cần biết những phản ứng khác nhau trước sự đóng đinh trên thập tự giá.

Đầu tiên, ‘những người’ hiện diện ở đó đang ‘đứng nhìn’ và ‘nhạo báng’ Chúa Cứu Thế (35, Ma-thi-ơ 27:39)
Thứ hai, các ‘nhà lãnh đạo’ (những thầy tế lễ thượng phẩm, thầy thông giáo, trưởng lão) ‘chế giễu Ngài,’ “Nó đã cứu kẻ khác. Nếu nó thật là Đấng Christ, người được chọn của Đức Chúa Trời, thì hãy để nó tự cứu mình đi!” (35)
Thứ ba, quân lính cũng ‘chế giễu’ Ngài, nhạo báng Đức Chúa với một câu tương tự như câu của các nhà lãnh đạo tôn giáo, “Nếu ngươi là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu mình đi!” (37)
Thứ tư, một trong hai tên tội phạm ‘đã mắng nhiếc’ hoặc ‘phạm thượng’ Chúa Cứu Thế bằng một lời thóa mạ giống nhau một cách bất ngờ với dàn đồng ca đã phỉ báng Ngài trước đó, “Ông không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình và cả chúng tôi nữa!” (39) Sự đồng lòng nhất trí trong sự khinh miệt của bốn diễn viên đầu tiên làm cho phản ứng thứ năm và cuối cùng trở nên quan trọng hơn nhiều.

Phản ứng thứ năm và cuối cùng hình thành nên khuôn mẫu cho sứ điệp phúc âm đích thực. Phạm nhân thứ nhì bị đóng đinh bên cạnh Chúa Jesus quở trách phạm nhân thứ nhất, cảnh cáo anh ta về phán quyết và hình phạt sắp diễn ra mà cả hai phải đối diện và xứng đáng nhận lãnh. (41) Phạm nhân thứ hai thấy rằng công lý trên bản án dành cho anh ta khi anh bị đóng đinh trên thập tự giá thật sự là một phép màu. Đó là một sự mặc khải siêu nhiên và một món quà từ Đức Chúa Trời để thấy được sự suy đồi và tội lỗi của con người, và công lý dành cho hình phạt và bản án tương xứng cho người ấy. Chính xác ‘sự mặc khải’ này từ Đức Chúa Trời tạo nên nền tảng và bối cảnh quan trọng cho quá trình cứu rỗi. ‘Sự cứu rỗi’ phải luôn luôn đến trong phạm vi bối cảnh này của sự khốn cùng tuyệt đối và sự suy đồi trong vô vọng của con người trước Chúa Thánh Khiết, và cơn giận của Chúa đáp trả tương ứng với mỗi vi phạm pháp luật. Chỉ trong bối cảnh này con người mới khẩn cầu một cách chân thật với Đức Chúa Trời để cầu xin ơn lành và ân điển. ‘Sự mặc khải’ kế tiếp của phạm nhân này quả thật đến từ ân điển và lòng nhân từ của Chúa. Anh ta kêu lớn, “Khi Ngài vào vương quốc mình rồi, xin nhớ đến con!” (42) bởi vì Chúa đã biểu lộ cho phạm nhân này tình yêu và ân điển của Ngài bất chấp tình trạng sa đọa và tuyệt vọng của anh ta.

Đáng lưu ý rằng phạm nhân này nhận biết Chúa Jesus là vua. Điều này cũng được mặc khải một cách siêu nhiên, vì Chúa Jesus xuất hiện không hề giống một vị vua chút nào. Ngài bị đánh đập, quất roi, ‘hình dáng Ngài không giống con loài người.’ (Ê-sai 52:14) Trước tấm lòng ăn năn và lời khẩn xin được ban cho ân điển của tội nhân ấy, Chúa Jesus biểu lộ trái tim Người Cha dành cho con người lạc mất và tan vỡ khi Ngài đáp, “Hôm nay con sẽ được ở với Ta trong Pa-ra-đi.” (43)

Sứ Điệp Phúc Âm

‘Phúc Âm’ là tin tốt lành. Vậy ‘tin tức’ hoặc thông tin đó là gì? Tin tức là Đức Chúa Trời đã không để cho chúng ta ở trong sự hư mất tuyệt vọng và hình phạt đi kèm, nhưng bởi tình yêu sâu sắc của Ngài đối với nhân loại, Ngài đã ban một sự hy sinh hoàn hảo để cứu chuộc chúng ta; sự chết của Con Ngài là Jesus. Trước khi hiểu về tin ‘tốt lành’, điều trọng yếu và tiên quyết là phải nhận thức về công lý dành cho bản án của con người, giống như phạm nhân kia đã nhận biết. Đó là khi một người nhìn thấy tính nghiêm trọng trong tình trạng của người ấy, rằng mình sẵn sàng ứng hầu để cầu xin Đức Chúa Trời tha tội. ‘Nhìn thấy’ tình trạng bi thảm của bản thân trước khi được cứu rỗi chính là một món quà đến từ Chúa. Đó là sự hiểu biết không thể đạt tới nếu không có sự trợ giúp của Chúa. Con người bị mù lòa đối với tình trạng bất hạnh của chính họ cho đến khi Đức Chúa Trời ‘tiết lộ’ cho họ sự hiểu biết thuộc linh này.

Bằng cách giới thiệu trước cho mọi người về tình yêu, ân điển và lòng nhân từ của Chúa, chúng ta có thể tránh cho Phúc Âm khỏi bắt rễ một cách cẩu thả. Nếu không có sự hiểu biết trước về sự khốn cùng của tình trạng con người, ngay từ đầu người ta có thể thắc mắc tại sao họ cần được cứu. Đây là việc thường thấy trong sự tuyên xưng đức tin Cơ đốc nhân trong thời hiện đại. Sự ô uế và gánh nặng của tội lỗi thường bị ẩn giấu bởi nỗ lực nhằm lảng tránh những sứ điệp nào có vẻ thiếu tính ‘tiêu khiển’ và ‘lên tinh thần’. Phúc Âm sẽ không bao giờ là tin ‘tốt lành’ cho tội nhân nếu ngay từ đầu người ấy chưa được thuyết phục về tội lỗi và sự thực thi công lý dành cho bản án của chính mình. (Giăng 16:8)

“Ân điển lạ lùng! Âm thanh thật ngọt ngào, Đã cứu một người xấu xa như tôi! Tôi đã bị lạc lối, nhưng nay được tìm thấy; Mắt đã mù, nhưng nay tôi nhìn thấy. ‘Chính ân điển Chúa dạy trái tim tôi biết sợ hãi, Và nhờ ân điển, những nỗi kinh hoàng của tôi được xóa sạch; Thật kỳ diệu biết bao khi ân điển xuất hiện vào giờ phút ban đầu tôi tin!” John Newton, 1725

Bài viết bởi Sky Cline