BẠN LÀ THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST
PHÁT TRỰC TIẾP LÀ XU THẾ CHỦ ĐẠO. Một suy ngẫm trong thời kỳ COVID-19.
“Anh em là thân của Đấng Christ, và mỗi cá nhân là một chi thể. (1 Cô-rinh-tô 12:27)
Hội Thánh địa phương đã bị tác động vật lý bởi virus COVID-19 cùng với những quy định giãn cách xã hội nối tiếp sau đó. Phần lớn các Hội Thánh buộc phải “phát trực tiếp” những buổi nhóm của họ để phòng chống sự lây lan của virus. Các thành viên của Hội Thánh bây giờ có thể ‘tham dự’ buổi thờ phượng miễn là họ có kết nối Internet ổn định.
Trong vài chừng mực nào đó, Hội Thánh đã từng thực hiện hình thức “phát trực tuyến” trước khi dịch virus buộc mọi người phải rời những hàng ghế nhà thờ. Đối với đa số Cơ Đốc nhân, “Hội Thánh” đã trở nên đồng nghĩa với “buổi nhóm” ngày Chúa Nhật. Trong nhiều trường hợp, “buổi nhóm” bao gồm một “đội ngũ” các cá nhân cầu nguyện, hát tôn vinh, giáo huấn, giảng dạy và đại khái chiếm lĩnh độc quyền trọn khung giờ 1-2 tiếng đồng hồ, trong khi đa số Cơ Đốc nhân tham dự còn lại thì “tiếp nhận” lời hướng dẫn, khích lệ và động viên của đội ngũ với một cơ hội ban tặng thông qua việc đóng góp và dâng hiến. Một phần rất nhỏ các Cơ Đốc Nhân đang hoạt động như những thành viên “tối quan trọng” của một tổ chức sống động, trong khi đa số lại trở nên những khán giả thụ động trước một buổi biểu diễn được dàn dựng công phu.
Có lẽ phép ẩn dụ thông dụng nhất được sử dụng bởi sứ đồ Phao-lô dành cho Hội Thánh của Tân Ước là “Thân Thể của Đấng Christ.” (1 Cô-rinh-tô 12:12, 27, Ê-phê-sô 4:12, 5:23, 30, Cô-lô-se 1:24) Trong sách Cô-rinh-tô thứ I, Phao-lô dùng ẩn dụ này một phần để chỉ ra rằng Hội Thánh hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau trong sự vận hành thuộc linh của TẤT CẢ thành viên Hội Thánh ấy như thế nào. Quả thật, Kinh Thánh sử dụng ẩn dụ thân thể để dạy rằng ngay cả những thành viên yếu hơn vẫn rất cần thiết. “Mắt không thể nói với tay: “Tôi không cần anh;” đầu không thể nói với chân: “Tôi không cần anh.” Trái lại, những chi thể nào trong thân xem như yếu đuối hơn, lại là rất cần thiết.” (I Cô-rinh-tô 12:21-22)
Chỉ khi nào mỗi thành viên hoạt động theo năng lực Chúa đã ban phát cho họ thì Đấng Christ mới được biểu thị một cách trọn vẹn. Thật vậy, thân thể sẽ bị khuyết tật nặng nề nếu TẤT CẢ các thành viên không hoạt động theo cách Chúa đã thiết kế. Sau nữa, trong bức thư Phao-lô gửi đến Hội Thánh ở Cô-rinh-tô, ông tuyên bố rằng khi Hội Thánh nhóm họp lại với nhau, “người thì có bài thánh ca, người thì có lời dạy dỗ, người thì có sự mặc khải, người thì có tiếng lạ, người thì có sự thông dịch tiếng lạ. Hãy thực hiện tất cả để xây dựng Hội Thánh.” (I Cô-rinh-tô 14:26) Hình tượng của Tân Ước về một Hội Thánh là nơi mà tất cả các thành viên đều rất cần thiết theo đúng nghĩa đen và đều đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và sự sinh tồn của Hội Thánh. Hội Thánh như thế trái ngược hoàn toàn với những gì đang được thể hiện ngày nay.
Phần lớn Hội Thánh thời nay không được sắp đặt để làm theo kiểu mẫu của Phao-lô trong Kinh Thánh. Mô hình Hội Thánh Cô-rinh-tô tôn vinh và tận dụng sự hiện diện cùng bản tính của Đức Chúa Trời ở chỗ mỗi thành viên đã nhận được Thánh Linh của Chúa (1 Cô-rinh-tô 12:13, Ê-phê-sô 1:13) và hiểu rằng mỗi chi thể đều quan trọng đối với cả thân thể. Kiểu mẫu nhân viên-chuyên gia thời đại ngày nay thì “hiệu quả” hơn và làm việc tốt mà không cần một thân thể trưởng thành về mặt thuộc linh. Thực trạng này cũng vận hành ổn trong một Hội Thánh thụ động. Hội Thánh ấy chuyển giao trách nhiệm và đặc quyền thầy tế lễ cho một số ít người có thể nắm giữ vai trò Cơ Đốc nhân thay cho các thành viên còn lại. Đó cũng là một sự cám dỗ đối với các lãnh đạo hay sợ mất quyền kiểm soát trên một sân khấu không được dàn dựng sẵn.
Tính chất phụ thuộc lẫn nhau của “thân thể Đấng Christ” theo Kinh Thánh có nghĩa là mỗi “chi thể” cần phải hoạt động theo trật tự của thân thể để hoàn thiện mục đích của thân thể ấy. Những thân thể thiếu chân, tay, hay mắt sẽ trở nên tật nguyền về thuộc linh và không thể hoạt động bình thường. Trong nhiều trường hợp, Hội Thánh không được thiết kế cho mô hình này của hệ sinh thái thuộc linh. Thay vì một dàn nhạc giao hưởng với đàn violin, sáo, đàn hạc, kèn bassoon, kèn Tây, kèn oboe và kèn trumpet, khán giả lại thỏa mãn khi lắng nghe dàn trống có âm thanh bass hết tuần này đến tuần khác. Ở trong một thân thể phụ thuộc lẫn nhau, chúng ta đã phân chia thành những người nghệ sĩ và các khán giả.
Mỗi con cái Chúa có một vị trí “rất cần thiết” trong Hội Thánh địa phương. Cho dù đó là nhiệm vụ truyền đạo, chữa lành, tiên tri, quản trị, huấn luyện, giảng dạy…, mỗi chi thể là quan trọng đối với sức khỏe của Hội Thánh. Hội Thánh cần một sự bày tỏ hoàn thiện hơn về Đấng Christ, mà việc đó chỉ có thể được thực hiện khi mỗi thành viên được đặt vào vị trí mà Chúa đã thiết kế.
Mô hình nhân viên chuyên nghiệp – khán giả không phản ánh đúng bằng chứng của Kinh Thánh và là một điều bất công đối với sự hiện diện của Đức Thánh Linh và quyền năng của sự sống trên mỗi tín đồ. Mô hình đó cũng không thừa nhận khoa Hội Thánh học theo Tân Ước đã được thiết lập trên Thánh Linh mà Đức Chúa Trời ủy thác trong mỗi tín đồ.
Kiểu mẫu Hội Thánh “thân thể của Đấng Christ” được đề xuất trong Kinh Thánh sẽ yêu cầu một sự tái định hướng triệt để của mô hình giải trí chuyên nghiệp đang thịnh hành trong các Hội Thánh ngày nay. Điều đó đòi hỏi các khán giả hãy nắm bắt vai trò cần thiết và “trọng yếu” của họ trong thân thể. Việc này yêu cầu các lãnh đạo hãy cổ vũ các “khán giả” chuyển tiếp vào vai trò Chúa đã ban phát cho họ trong vòng hệ sinh thái thuộc linh của Hội Thánh.
Ước muốn nhìn thấy Hội Thánh vận hành như một “thân thể” chứ không phải như một vài “chi thể” không phải để tranh cãi đối với một chính thể (cấu trúc) Hội Thánh riêng biệt nào, cũng không phải để tranh luận chống lại sự lãnh đạo thuộc linh mạnh mẽ nào. Đây là một sự kêu gọi để nhận thức rằng mỗi con cái Chúa trong một Hội Thánh địa phương đều có Thánh Linh của Đức Chúa Trời và do đó đóng một vai trò quan trọng để Đấng Christ được hiển vinh. Việc thực thi kiểu mẫu theo Kinh Thánh này sẽ đòi hỏi một sự tái định hướng một cách quyết đoán mô hình “thương mại” “chuyên gia” – “khán giả” hiện hành. Kiểu mẫu “thân thể Đấng Christ” yêu cầu mỗi thành viên phải theo sát và thi hành chức năng của họ thuộc về thân thể. Điều đó đòi hỏi những nhà lãnh đạo xem họ như là một phần của thân thể chứ không phải một người lãnh đạo là trọn cả thân thể. Điều này sẽ khuyến khích các thành viên tiến tới trong những vị trí mà Chúa đã phân bổ, và nhận thấy rằng trọng tâm của họ sẽ di dời khỏi “các chuyên gia” để hướng lên Đấng Christ và thân thể của Ngài!
“Nhưng anh em là dòng giống được tuyển chọn, là chức tế lễ hoàng gia, là dân tộc thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời, để anh em rao truyền công đức vĩ đại của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đưa vào vùng ánh sáng diệu kỳ của Ngài.” (I Phi-e-rơ 2:9)
Bài viết bởi Sky Cline