ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI: QUAN ĐIỂM CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

Mục đích của bài viết này là để làm sáng tỏ một đề tài được tranh luận gần đây trong Hội Thánh Cơ Đốc. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến Chân Lý, vì chúng tôi thành thật tin rằng Chân Lý “giải phóng”. (Giăng 8:32) Chúa Jesus đã đến để “công bố những người bị giam cầm được phóng thích.” (Lu-ca 4:18)

  1. Đâu là vị trí của Kinh Thánh về Đồng Tính Luyến Ái?

    Tất cả sự giảng dạy và thực hành phải theo đúng Kinh Thánh, bởi vì đó là Lời Chúa. (II Ti-mô-thê 3:16) Có nhiều ý kiến dựa trên “truyền thống,” “lý do” và “kinh nghiệm”. Tuy nhiên, Hội Thánh đặt truyền thống, lý do và kinh nghiệm bên dưới Kinh Thánh. Từ quan điểm của một Cơ Đốc nhân, tất cả “chân lý” chỉ có giá trị khi điều đó tuân theo Lời của Đức Chúa Trời. Hãy tìm hiểu xem Kinh Thánh nói gì về hành vi đồng tính luyến ái.

    A. Lê-vi Ký 18:22
    “Đừng nằm với một người đàn ông như nằm với người đàn bà; đó là điều đáng ghê tởm.”

    B. Lê-vi Ký 20:10-16

    10 “Nếu một người phạm tội tà dâm với một người đàn bà có chồng, hay với vợ của người lân cận, thì cả người đàn ông lẫn người đàn bà đó đều phải bị xử tử. 11 Nếu người nào quan hệ tình dục với vợ của cha mình, tức là đã làm nhục cha, thì cả hai đều phải bị xử tử; máu của chúng sẽ đổ lại trên chúng. 12 Nếu người nào quan hệ tình dục với con dâu mình thì cả hai đều phải bị xử tử, chúng đã làm điều ghê tởm; máu của chúng sẽ đổ lại trên chúng. 13 Nếu một người đàn ông nằm với một người đàn ông khác như nằm với một người đàn bà thì cả hai đều phải bị xử tử, chúng đã làm một điều ghê tởm; máu của chúng sẽ đổ lại trên chúng. 14 Nếu một người đàn ông lấy cả mẹ và con làm vợ thì đó là một tội ác; cả ba đều phải bị thiêu sống để tội ác đó không tồn tại giữa các con. 15 Nếu một người đàn ông giao hợp với thú vật thì phải bị xử tử; các con phải giết con thú đó đi. 16 Nếu một người đàn bà đến gần một con thú để giao hợp với nó thì các con hãy giết người đàn bà và con thú đó đi; chúng phải bị xử tử, máu của chúng sẽ đổ lại trên chúng.”
    Trong số các tội về tình dục bị xử tử, tội loạn luân, ngoại tình, thú tính và đồng tính đều được đặt vào chung hạng mục. Do Thái giáo ngăn cấm đồng tính luyến ái một cách rõ ràng dựa trên “luật thánh khiết” mà Đức Chúa Trời đã ban trong Lê-vi Ký. Do Thái giáo không hề lập lờ nước đôi trong quan điểm hướng về các mối quan hệ đồng tính; chúng là điều kinh tởm. Không hề có một âm tiết nào trong Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền mà lại thứ tha cho việc thực hành đồng tính luyến ái. Ngược lại, việc ấy bị kết tội trong mọi trường hợp một cách rõ ràng.

    B1. Tranh luận phản biện với những trích dẫn từ Lê-vi Ký. Nhiều luật lệ trong sách Tanakh (Cựu Ước) đã bị vô hiệu hóa đối với giao ước mới.

    Đây là một ý kiến hợp lý. Ví dụ Lê-vi Ký 19:19 chép, “Các con phải giữ các mệnh lệnh của Ta. Đừng để loài vật khác giống phủ lẫn nhau; đừng gieo hai thứ hạt giống trong ruộng và đừng mặc áo quần dệt bằng hai loại chỉ khác nhau.”

    Điều răn nào còn phù hợp cho Hội Thánh ngày nay và điều nào đã lỗi thời? Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm phân biệt giữa “luật nghi thức” với “luật đạo đức” trong Cựu Ước. Luật theo nghi thức (kiêng ăn, cắt bì, và một số luật “bề ngoài”) là những luật được đưa ra nhằm mục đích phân biệt Israel với những láng giềng ngoại giáo trong diện mạo và hình dáng. Đây là những luật riêng biệt cho Israel chứ không phải cho mọi quốc gia. Luật đạo đức-như những tội về tình dục được cho là không chịu ảnh hưởng bởi thời gian (và áp dụng cho Israel lẫn các nước) và do đó cũng áp dụng cho giao ước mới. Những sự khác biệt này đáng để cân nhắc, tuy nhiên, không có một hệ thống và sự phân biệt rõ ràng giữa “nghi thức” với “đạo đức”. Vì lý do đó Tân Ước cần được phân tích.

    C.1 Cô-rinh-tô 6:9-11

9 Anh em không biết rằng những kẻ không công chính sẽ chẳng được thừa hưởng vương quốc Đức Chúa Trời sao? 10 Đừng tự lừa dối mình. Những kẻ tà dâm, kẻ thờ thần tượng, kẻ ngoại tình, kẻ mại dâm nam, kẻ đồng tính luyến ái, kẻ trộm cắp, kẻ tham lam, kẻ say sưa, kẻ chửi rủa, kẻ cướp giật, sẽ không được thừa hưởng vương quốc Đức Chúa Trời. 11 Trước đây anh em có đôi người như vậy. Nhưng trong danh Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ và trong Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, anh em đã được thanh tẩy, được thánh hóa và được xưng công chính.

Chúa Jesus Chữa Lành Những Người Bệnh Phong

Như đã thấy trong trích dẫn trên, Tân Ước xác nhận rõ ràng các luật lệ về tình dục từng được ban hành cho con dân Chúa trong Cựu Ước. Điều này xóa bỏ sự mơ hồ về điều luật tình dục nào trong sách Lê-vi Ký còn thích hợp cho Hội Thánh thời nay. Tân Ước khẳng định trước sau như một về những luật tình dục được đề cập trong sách Torah. Trích dẫn trên chứng minh rõ sự giảng dạy theo Kinh Thánh rằng đồng tính luyến ái bị coi là tội lỗi, trong cả giao ước cũ và mới. Điều này được nhắc lại trong 1 Ti-mô-thê 1:9-11, “9 và biết rằng luật pháp được đặt ra không phải cho người công chính, mà cho những kẻ phạm pháp và phản nghịch, những kẻ vô luân và tội lỗi, những kẻ bất khiết và phàm tục, những kẻ giết cha mẹ và giết người, 10 những kẻ tà dâm và đồng tính luyến ái, những kẻ buôn người, nói dối, khai man, và tất cả những gì chống lại với giáo lý chân chính. 11 Đó là điều dạy dỗ từ Tin Lành vinh quang của Đức Chúa Trời hạnh phước, mà ta đã được giao phó.”

Từ “malakoi” và “arsenokoitai” trong tiếng Hy Lạp được dịch là “kẻ đồng tính luyến ái” trong trích dẫn trên. Điều đó đã được chứng minh một cách thuyết phục bởi các học giả Pauline của Tân Ước như Richard Hays (Hays 1996, 382) và Robin Scroggs (Scroggs 1983, 106-108) rằng những từ này được dẫn trực tiếp từ Lê-vi Ký 18:22 & 20:13 ở trên (xem mishkav zakur – “nằm với một người đàn ông khác.” (Bản Septuagint (Cựu Ước Tiếng Hy Lạp) của Lê. 20:13 chép rằng, “Nếu một người đàn ông nằm với một người đàn ông khác như nằm với một người đàn bà (meta arsenoskoiten gynaikos), chúng đã làm một điều ghê tởm. “Đây là thành ngữ mà từ đó danh từ arsenokoitai được tạo ra. Do vậy, việc sứ đồ Phao-lô sử dụng từ này bao hàm và xác nhận lại sự kết án dành cho hành động đồng tính luyến ái của Luật Thánh Khiết.” Richard Hays, 1994, 7)

Các bản dịch hiện đại (ESV, NIV, NKJV, NASB, HCSB, NLT, RSV (1952)) dịch những từ này theo cách đã nêu trên. Bản NRSV dịch các từ tiếng Hy Lạp như “điếm nam” cho “malakoi,” và “người kê dâm” cho “arsenokoitai.”

Hơn nữa, trong những đoạn này, từ “porneia” trong tiếng Hy Lạp được dịch là “tình dục trái luân lý” bao gồm tất cả các dạng thức hành vi tình dục sai trái. Khuôn mẫu để xem xét hành vi tình dục sai trái chính là Kinh Thánh, trong đó “tình dục trái luân lý” bao gồm tất cả các mối quan hệ tình dục bên ngoài hôn nhân giữa một người chồng (nam) và người vợ (nữ). (Lê-vi Ký 18:6-30) Những luật cấm “porneia” (tình dục trái luân lý hoặc gian dâm) xuất hiện trong Tân Ước ít nhất 25 lần, thường là qua môi miệng của Chúa Jesus. (Mác 7:21)
Trong 1 Cô-rinh-tô 6:9-11 hoặc Ti-mô-thê 1:10, sứ đồ Phao-lô không tranh luận đồng tính luyến ái có phải là hành vi tội lỗi, nhiều hơn là tranh luận về sự thờ thần tượng, say rượu, trộm cắp hay ngoại tình là tội lỗi. Phao-lô chỉ đơn giản tuyên bố rằng hành vi như thế (mà rõ ràng là bao gồm đồng tính luyến ái) là mâu thuẫn với đời sống mới trong Đấng Cứu Thế Jesus. Ông cảnh cáo Hội Thánh rằng những người thực hành những hành vi như thế sẽ không được vào Vương Quốc Đức Chúa Trời. Điều đó cũng cho thấy rõ rằng một số người trong Hội Thánh đã thực hành đồng tính luyến ái trong đời sống trước đó, chẳng hạn như trước khi bước vào cuộc sống mới trong Đấng Christ. Vì lẽ đó, tất cả mọi người đều có tiềm năng được cứu chuộc khỏi đồng tính luyến ái, giống như có thể được cứu khỏi bất kỳ sự trụy lạc thuộc linh nào.

D. Rô-ma 1:24-27

24 Vì thế, Đức Chúa Trời đã phó mặc họ cho những tham dục của lòng mình, rơi vào sự nhơ nhuốc để làm nhục thân thể của nhau, 25 vì họ đã đổi chân lý của Đức Chúa Trời để lấy sự dối trá; họ thờ phượng và phục vụ tạo vật thay vì Đấng Tạo Hóa, là Đấng đáng được ca ngợi đời đời! A-men. 26 Chính vì lý do đó mà Đức Chúa Trời đã phó mặc họ cho tình dục đáng xấu hổ. Cả đến đàn bà cũng đã đổi cách quan hệ tự nhiên ra cách phản tự nhiên. 27 Đàn ông cũng vậy, bỏ cách quan hệ tự nhiên với phụ nữ mà un đốt tình dục lẫn nhau, đàn ông làm điều đồi bại với đàn ông, và chính họ phải chịu sự sửa phạt tương xứng với sự lầm lạc của mình.

Trong đoạn này Phao-lô giải thích kết quả của Đức Chúa Trời (1:24,26,28) khi phó mặc con người theo đuổi khát vọng và đam mê riêng. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời trong đoạn này không phải đáp trả cho sự suy đồi, nhưng sự suy đồi là kết quả của cơn thịnh nộ của Chúa. Nói cách khác, sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với con người là ở việc phó mặc hắn làm theo mưu chước của chính hắn. Những tham dục không được kềm hãm của con người chính là “para physin” hoặc “phản tự nhiên”. Do đó sự trừng phạt của Chúa thực chất là để cho những khát vọng “phản tự nhiên” chạy theo chiều hướng của chính chúng. Cả đàn bà và đàn ông đã đổi cách quan hệ tự nhiên (kata physin) ra cách phản tự nhiên (para physin) là minh chứng lớn lao cho Phao-lô để “cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời được tỏ bày.” (1:18)

Vui mừng thay, Tin Lành “là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin.” (Rô-ma 1:16) Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời có thể được ngăn lại bởi quyền năng của thập tự giá, là điều có năng lực thay thế “tâm trí bại hoại” của chúng ta (Rô-ma 1:28) với “tâm trí của Đấng Christ,” (Phi-líp 2:5) là Đấng mà những mong muốn của Ngài luôn tuân phục theo ý muốn và mục đích của Đức Chúa Trời-kata physin.

D1. Tranh luận phản biện với Rô-ma 1:24-26 – Đồng tính luyến ái là “tự nhiên” đối với một số người

Một lý lẽ thời thượng bênh vực cho hành vi đồng tính luyến ái là điều đó thực chất là “tự nhiên” cho một số người, ví dụ như vài người vốn được sinh ra với thiên hướng đồng tính luyến ái. Lập luận này đưa ra một đạo lý dựa trên nền tảng thiên hướng đồng tính cá nhân hoặc điều gọi là “tự nhiên” một cách cá nhân. Nếu tôi “tự nhiên” bị thu hút bởi người đồng giới, vậy điều đó phải là tốt. Giáo huấn Cơ Đốc không phân biệt đối với người có thiên hướng “tự nhiên” dẫn đến thái độ và hành động vốn dĩ sai trái. Vậy nếu tôi tự nhiên đã ích kỷ, hung bạo hoặc có thiên bẩm nghiện ngập, ngoại tình hoặc ấu dâm thì sao? “Thiên hướng tự nhiên” có làm cho các điều này thành ra điều “tốt”? Kinh Thánh dạy rằng bản chất của mỗi con người là xấu xa và cần phải được phục hồi bởi Đức Chúa Trời.

Vì tất cả mọi người vốn được sinh ra với nhiều tội lỗi xấu xa – là Cơ Đốc nhân, chúng ta tin tưởng Đức Chúa Trời sẽ sản sinh trong chúng ta một ‘thiên tính’ MỚI, chính là sản phẩm của Sự Tái Sinh trong Đấng Christ. “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới, những gì cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới.” (2 Cô-rinh-tô 5:17) Đây là lý do Chúa Jesus nói rằng để bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời thì một người phải được “tái sinh”. (Giăng 3:3)

  1. Chúa Jesus chưa bao giờ trực tiếp nói về Đồng Tính Luyến Ái

Một số người tranh luận rằng, vì Chúa Jesus chưa bao giờ trực tiếp đối chất về đề tài đồng tính luyến ái, do vậy Ngài đã ngầm tha thứ điều đó. Đây là một tranh cãi từ sự im lặng. Có ít nhất 3 ý kiến chống lại lập luận này.

A. Chúa Jesus chưa bao giờ đề cập đến tình dục thú tính hay ấu dâm. Sự thiếu vắng này không cổ súy cho việc ngầm đưa các điều ấy vào trong lối sống của người được cứu rỗi.

B. Chúa Jesus trực tiếp phản đối “porneia” (Ma-thi-ơ 15:19) (thường được dịch thành sự gian dâm hoặc tình dục suy đồi) mà điều đó bao gồm tất cả các hành vi tình dục bên ngoài sự liên kết hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Vì vậy Chúa Jesus quả thật có nói trực tiếp về việc thực hành đồng tính luyến ái. Xin lưu ý rằng Do Thái giáo trong thế kỷ thứ nhất thừa nhận một cách phổ biến rằng hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi cũng giống như tội ngoại tình và các mối quan hệ khác ngoài sự ràng buộc hôn nhân khác giới.

C. Mục đích của Chúa Jesus không phải là loại bỏ Luật Môi-se

17 “Đừng tưởng Ta đến để bãi bỏ luật pháp hay lời tiên tri; Ta đến, không phải để bãi bỏ nhưng để hoàn tất. 18 Vì thật, Ta bảo các con, trước khi trời đất qua đi thì một chấm, một nét trong luật pháp cũng không thể qua đi được, cho đến lúc mọi sự được hoàn tất. 19 Do đó, ai bãi bỏ một điều nhỏ nhất trong các điều răn nầy và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị coi là nhỏ nhất trong vương quốc thiên đàng; còn ai vâng giữ những điều răn ấy và dạy người ta nữa, thì sẽ được coi là lớn trong vương quốc thiên đàng. 20 Vì Ta bảo cho các con biết: Nếu sự công chính của các con không hơn sự công chính của các thầy thông giáo và người Pha-ri-si, các con không thể vào vương quốc thiên đàng được.” (Ma-thi-ơ 5:17-20)

“Luật của Đấng Christ” về nhiều mặt “khó” hơn Luật của Môi-se vì Chúa Jesus ra mệnh lệnh vâng phục đối với ý định nguyên gốc của Luật Pháp. Trong khi tội giết người “bị tòa án xét xử” (Ma-thi-ơ 5:21) trong Luật Pháp, thì ngày nay “giận anh em mình bị tòa án xét xử” (Ma-thi-ơ 5:22) với “lửa hỏa ngục.” Trong khi tội ngoại tình bị cấm trong Luật Pháp, thì ngày nay “ham muốn” đã bị kết án, bởi vì điều đó thực chất là khởi nguồn của hành vi ngoại tình. Nói tóm lại, Đấng Cứu Thế không phải đến để loại bỏ Luật Pháp mà để làm trọn mục đích ban đầu của Luật Pháp.

  1. Đồng tính luyến ái là “tự nhiên” đối với một số người. Chúa sẽ không cấm đoán “thiên hướng tự nhiên” của một người.

Trước hết, trong phần thảo luận của chúng ta trong Rô-ma 1:24-27 ở trên, chúng ta thấy rằng hành vi đồng tính luyến ái không phải là điều tự nhiên, nhưng thực chất là “phản tự nhiên.” Cùng lúc đó, bởi vì Đức Chúa Trời đã phó mặc con người theo đuổi thiên hướng “đồi trụy” của người ấy – hành vi đồng tính luyến ái xem ra có vẻ “tự nhiên” trong thế giới suy đồi của chúng ta. Chính xác đó là tại sao sự khôn ngoan theo quy ước thời nay là để mặc cho một người theo đuổi đơn thuốc tìm hạnh phúc của người ấy lại chính là công thức đưa đến sự hủy diệt. Thông thường thiên hướng “tự nhiên” về hạnh phúc của chúng ta thực tế là thiên hướng hủy diệt. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta không tự do đối với tội lỗi, nhưng thực chất là “nô lệ của tội lỗi.” (Rô-ma 6:17)

Bất chấp thiên hướng của một người, bảng hướng dẫn cho chúng ta về điều gì “tự nhiên” và “tốt” chính là Kinh Thánh. Rất đáng để lưu ý rằng việc Chúa ghét hành vi “gian tà” đến từ sự hiểu biết rằng tội lỗi là nguồn lực hủy diệt các tạo vật của Chúa. Chúa mong muốn các tạo vật của Ngài không bị tiêu diệt bởi tội lỗi nhưng được giải phóng khỏi quyền lực đồi bại của nó.

“Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết, và hủy diệt; còn Ta đã đến để chiên được sự sống và sự sống sung mãn.” (Giăng 10:10)

3.a “Nếu Phao-lô đã bắt gặp những mối quan hệ có sự ưng thuận giữa 2 người đồng tính, ông hẳn đã viết về những điều đó. Phao-lô chỉ lên án các mối quan hệ có yếu tố cưỡng bách mà thôi.”

Đầu tiên, nếu bạn đọc Rô-ma 1:27, Phao-lô nêu ra một cách dứt khoát rằng mối quan hệ đang bàn đến là giữa hai người đàn ông đồng thuận với nhau, “đàn ông cũng vậy, bỏ cách quan hệ tự nhiên với phụ nữ mà un đốt tình dục lẫn nhau.” Phao-lô không nói về loại hình cưỡng ép nào cả. Thứ hai, có những ví dụ cùng thời, vào Thế kỷ thứ 1, về các mối quan hệ đồng tính không ép buộc được biết đến rộng rãi trong văn hóa Hy-La. Robert Gagnon, học giả ưu việt về đề tài thực hành đồng tính luyến ái và về Kinh Thánh, trong luận văn của ông, A Book Not To Be Embraced (Một Quyển Sách Không Được Ôm Ấp), trích bài diễn thuyết của Aristophanes trong Tiểu Luận của Plato và bài diễn thuyết của Callicratidas trong pseudo-Lucianic Affairs of the Heart (Những Chuyện Tình giả-Lucianic của Trái Tim) là hai ví dụ đáng kể được biết đến trong thế giới Hy Lạp-La Mã trong Thế kỷ thứ 1, trong đó miêu tả việc thực hành đồng tính luyến ái có đồng thuận. Philo của Alexandria (25BC-50AD) bình luận trong Tiểu Luận của Plato – cũng được biết đến rộng rãi trong Thế kỷ thứ 1. Gagnon trích dẫn các nguồn tài liệu chính yếu (gồm có Plutarch – AD 45-120) trong đó chứng tỏ rằng đồng tính luyến ái có tồn tại dưới dạng đồng thuận trong bối cảnh đương thời của Sứ đồ Phao-lô.

Tóm lại, Phao-lô trong Rô-ma 1:27 rõ ràng nói đến hành vi đồng tính luyến ái giữa hai cá nhân đồng thuận nhau. Kế đến, như chúng ta kỳ vọng, có những ví dụ về các mối quan hệ đồng tính luyến ái đồng thuận và không cưỡng ép trong thời gian và bối cảnh văn hóa thời Phao-lô sống. Do đó Phao-lô đã nhận thức về hành vi đồng tính luyến ái – và ông cấm đoán điều đó một cách rõ ràng – trong mọi dạng thức.

  1. Cơ Đốc nhân bị ngăn cấm việc “xét đoán người khác.”

Người đàn bà bị bắt vì tội ngoại tình.

“Ai trong các ngươi là người không có tội, hãy lấy đá ném vào chị ấy trước đi.” (Giăng 8:7)

“Đừng xét đoán ai để các con khỏi bị xét đoán. Vì các con xét đoán người ta thể nào thì các con cũng sẽ bị xét đoán thể ấy, các con lường cho người ta mực nào thì các con cũng sẽ bị lường lại mực ấy.” (Ma-thi-ơ 7:1-2)

Vài Cơ Đốc nhân tin rằng việc tuyên bố hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi thì chẳng khác gì tính hay phán xét của người Pha-ri-si. Hai trích dẫn trên thường được minh chứng để ủng hộ ý kiến này.

Trước hết, trong Giăng 8:7, những người Pha-ri-si (các lãnh đạo Tôn giáo) đưa đến một phụ nữ bị bắt vì hành vi ngoại tình. Khi Chúa Jesus nói, “Ai trong các ngươi là người không có tội, hãy lấy đá ném vào chị ấy trước đi,” Chúng ta có tin rằng Chúa Jesus đang cổ súy cho một dạng chủ nghĩa phi luân lý hay không – “Hãy dạy dỗ chính mình,” như ta có thể nói? Có phải Chúa Jesus thờ ơ với tội lỗi? Có phải Chúa Jesus cho phép hành động như thế bởi vì, “không có ai hoàn hảo”? Câu trả lời cho câu hỏi này được tìm thấy trong câu cuối của câu chuyện này, mà nó ít được trích dẫn hơn, “và đừng phạm tội nữa.” (Giăng 8:11b) Chúa Jesus đưa ra hai vấn đề trong câu chuyện này, sự sai trái của việc ngoại tình cũng giống như sự sai trái của thói đạo đức giả. Chúa Jesus hẳn nhiên không tán thành cho một phương thức “phó mặc, không can thiệp” đối với Cơ Đốc giáo. Chúa Jesus cũng không tha thứ thói đạo đức giả của người Pha-ri-si hay tội ngoại tình của người phụ nữ đó. Ngài phản đối cả hai vấn đề.

Đúng là Chúa Jesus cảnh cáo về sự cám dỗ tự nhiên của con người hay quan tâm thái quá về những tội lỗi của người khác, mà lại không có cùng sự quan tâm cho chính tội lỗi của bản thân họ. Thật sự chúng ta được cảnh cáo về việc phán xét mang tính đạo đức giả. Vì lý do này mà Chúa Jesus nói, “Sao con có thể bảo anh em: ‘Để tôi lấy cái dằm khỏi mắt anh,’ trong lúc cây đà vẫn còn nằm trong mắt mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Trước hết hãy lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái dằm khỏi mắt anh em được.” (Ma-thi-ơ 7:4-5) Tóm lại, những đoạn trích trên không thể hiện một Chúa Jesus dửng dưng với hành vi tội lỗi. Chúng cũng không đưa ra một mệnh lệnh cho Cơ Đốc nhân giữ im lặng trước sự hiện diện của tội lỗi. Chúa Jesus đơn thuần phản đối cả tội lỗi và người có tội, nhưng Ngài cảnh cáo thói đạo đức giả khi làm điều đó.

  1. Chúa Jesus chấp nhận những người bị xã hội ruồng bỏ trong thời Ngài sống (người bệnh phong, đĩ điếm, người thu thuế, v.v.), do đó Chúa Jesus chấp nhận lối sống Đồng Tính Luyến Ái.

Mục vụ của Chúa Jesus cho chúng ta một định nghĩa đúng đắn của “sự chấp nhận”. Đầu tiên, Chúa Jesus đã dành nhiều thời gian với “những người bị xã hội ruồng bỏ.” Điều này rõ ràng đối với bất cứ ai đọc các sách Phúc Âm.

“Còn Con Người đến, ăn và uống thì các ngươi lại nói: ‘Kìa, đó là người ham ăn mê uống, bạn của người thu thuế và kẻ có tội!’ (Lu-ca 7:34)

Chúa Jesus thường bị chỉ trích vì sự giao thiệp gần gũi của Ngài với “tội nhân.” Câu hỏi dành cho Hội Thánh là “Mục đích của sự giao thiệp là gì?” Có phải Chúa Jesus chạm vào người bệnh phong và cứ để anh ta bị phong hủi? Có phải Chúa Jesus thăm viếng kẻ ngoại tình, phường đĩ điếm, người tham lam, ích kỷ và kẻ thu thuế và khẳng định tình trạng cầm tù của cá nhân họ? Không. Trong mỗi trường hợp Chúa Jesus đối diện với vấn đề giam cầm, Ngài mời đến sự giải phóng. Có nhiều kết quả khác nhau. Trong một số trường hợp, “những tội nhân” nhận ra sự cầm tù của họ và được giải thoát (Người đàn bà Sa-ma-ri, Giăng 4; Xa-chê, Lu-ca 19). Trong trường hợp khác, tội nhân vẫn tiếp tục mang gông cùm (Người thanh niên giàu có, Mác 10:17-31). Ý nghĩa thật rõ ràng: việc Chúa Jesus giao tiếp với “những tội nhân” được thúc đẩy bởi mong muốn nhìn thấy sự cứu chuộc; đó không phải sự giao tiếp để xác nhận tội sai trái.

  1. Tôi có thể vừa là “Người Đồng Tính” và người Cơ Đốc?

Nhiều người thành thật tin rằng sự nhận diện nhân tính có thể tách rời khỏi hoạt động tình dục của họ. Kinh Thánh thách đố ý tưởng này. Sự nhận diện trọng yếu của chúng ta như là Cơ Đốc nhân chính là trong sự hiệp nhất của chúng ta với Đấng Christ (Ê-phê-sô 2:6). “Đấng Christ là sự sống của anh em.” (Cô-lô-se 3:4) Là những người theo Chúa, tất cả chúng ta được yêu cầu phải từ bỏ “chính mình” tại thập tự giá và “đi theo.” (Mác 8:34) Sự hấp dẫn về tình dục của chúng ta không hình thành nên nền tảng của sự nhận diện nhân tính của chúng ta – Đấng Christ thiết lập nền tảng đó và tất cả phải vâng phục Ngài. Nhân dạng của chúng ta là một sản phẩm của điều Đức Chúa Trời phán về chúng ta trong Lời Ngài. Điều ấy không phủ nhận hoặc giấu kín khỏi những điều hấp dẫn chúng ta – đặc biệt rõ cho những ai không thuộc về Nước Thiên Đàng. Tất cả các Cơ Đốc nhân đều có những điều hấp dẫn và ham muốn không thuận theo bản tính mới của chúng ta trong Đấng Christ. Kinh Thánh gọi những điều này là “những ham muốn dối trá,” là những thứ hình thành nên phần nào bản tính cũ của chúng ta. (Ê-phê-sô 4:22) Đây là những tội lỗi “bao vây” hoặc “giăng bẫy;” những tội lỗi mà chúng ta được khuyên phải “vứt bỏ.” (Hê-bơ-rơ 12:1) Nếu bạn là một Cơ Đốc nhân và bị hấp dẫn bởi người khác giới thì trước hết bạn cần phải đồng ý với Lời Chúa rằng điều đó không phải là sự hấp dẫn đến từ Đức Chúa Cha.

Đừng để bị cám dỗ (như nhiều người không may mắn và thiếu khôn ngoan đã phạm phải) để tạo ra một ‘chúa’ mà chúa ấy sẽ tha thứ cảm xúc, suy nghĩ, lực hấp dẫn và hành động của bạn. Hãy đồng thuận với Chúa và Lời Ngài – là điều đã được ban cho để cứu chuộc chúng ta khỏi xiềng xích. Chỉ một mình Chúa mới có thể định nghĩa sự đúng đắn. Cám dỗ là một phần của đời sống của sứ đồ (Ma-thi-ơ 6:13) và có thể kháng cự nhờ lòng thành tín của Chúa dành cho con cái của Ngài. (1 Cô-rinh-tô 10:13) Hành động trước sự cám dỗ lại là một câu chuyện khác. Tuy vậy, 1 Cô-rinh-tô 6:9-11 (kể trên) thể hiện rõ con người có thể bị lừa dối với suy nghĩ rằng thực hành hành vi đồng tính luyến ái là phù hợp với đời sống Cơ Đốc nhân. Điều đó không đúng (trong bất cứ hình thái nào), và những người thực hành hành vi đồng tính luyến ái (cũng như việc chung chạ bừa bãi với người khác giới) sẽ không thừa hưởng Vương Quốc Đức Chúa Trời. Kinh Thánh đơn giản không hình thành ý tưởng về bất cứ kịch bản khả dĩ nào cho hành vi hoặc nhân diện đồng tính luyến ái.

  1. Kết Luận

    Tóm lại, tiêu chuẩn của Kinh Thánh là rõ ràng trong cách trình bày về hành vi đồng tính luyến ái như là một phần của sự suy đồi của con người. Không thể có sự giải thích Kinh Thánh chân thật nào phê chuẩn hành vi này dưới bất kỳ hình thức nào. Thực hành đồng tính luyến ái giống như bất cứ hành vi sai trái khác là không thể đảo ngược. Mặc dù Kinh Thánh dạy rằng tất cả chúng ta đều được sinh ra trong tội lỗi – cùng một cách, Kinh Thánh cũng dạy rằng quyền năng của phúc âm vĩ đại hơn quyền lực của tội lỗi và vô số phương cách biểu thị của nó.
    Hội Thánh sẽ làm tốt khi có sự giao tiếp gần gũi hơn với “tội nhân.” Thường khi Hội Thánh chưa trở thành muối và ánh sáng cho các cộng đồng tương ứng của họ, nhưng lại trở thành những câu lạc bộ xã hội của những người có tư duy của “những người tôn giáo.” Nếu Cơ Đốc nhân không kết giao với những người bệnh phong và người thu thuế của Thế Kỷ 21, vậy thì chúng ta đã đánh mất sự kêu gọi của mình. Thân thể Đấng Christ nên tìm kiếm và yêu thương những người đồng tính luyến ái, lắng nghe một cách kỹ càng nỗi đau của họ, sự đấu tranh và sự hấp dẫn về phía người đồng giới của họ, và dẫn dắt họ về sự tự do đến bởi đức tin và sự ăn năn trong Chúa Jesus thông qua quyền năng của Đức Thánh Linh.

“Ngài phá vỡ quyền lực của tội lỗi bị xóa bỏ,
Ngài giải thoát tù nhân được tự do;
Huyết Ngài có thể tẩy sạch tội nhân dơ bẩn nhất,
Huyết Ngài chiến thắng cho tôi.”
Charles Wesley, 1739
(để kỷ niệm một năm ngày ông tin Chúa)

Bài được viết bởi Sky Cline